Lỗi Nhảy Dim Trong Autocad Và Chức Năng Associative Của Dim

Các bạn làm bản vẽ đã bao giờ bị dính lỗi kiểu này chưa? Dim kích thước đột nhiên bị nhảy lung tung hết cả:



Trong khi đáng nhẽ nó phải thế này.


Rồi nếu bị như trên thì làm sao mà in ra bản vẽ đó được, giờ phải chỉnh như nào, nguyên nhân từ đâu mà bị như vầy, cũng mò mẫm trên mạng xem cách xử lý, cũng có nhiều bài viết hướng dẫn.
Như là đánh lệnh DDA để sửa lỗi:


Rồi vào bảng Option để tắt cái Associative đi.

     Nhưng vẫn không chỉnh được những cái đã nhảy, vậy thì phải làm thế nào? Nếu bạn hiểu rõ vấn đề bạn đang gặp phải thì lỗi này sẽ không còn xảy ra nũa mà bạn sẽ tận dụng được nó để thuận tiện hơn trong công việc của bạn là đăng khác.

Bản chất ở đây là gì?
     Chức năng Associative của Dim khi được bật sẽ giúp cho chân Dim của bạn liên kết với đối tượng được Dim tại điểm bạn dim. Như vậy là nếu bạn giữ được liên kết này thì khi bạn sửa phần hình phần Dim sẽ tự động nhảy theo mà bạn không cần phải Dim lại.
     Phần này đặc biệt hay khi bạn thực hiện Dim nó trên layout vì khi sửa bên model thì bạn sẽ không bị vướng bới Dim và nó hay nữa là Dim sẽ tự nhận tỷ lệ theo đúng viewport mà bạn đã chọn tỷ lệ, tất nhiên bạn pahir biết cách Dim đúng trên môi trường này.
Vậy nếu nó hay như vậy sao lại có hiện tượng nhảy Dim khi di chuyển sắp xếp phần hình vẽ, nguyên nhân là như thế này:
- Bạn làm mất liên kết chân dim với đối tượng được Dim:
+ Vô tình xóa phần hình vẽ cũ vốn đã được liên kết với chân Dim để vẽ lại. Khi Dim không biết liên kết vào đâu nó sẽ nhảy số khi bạn di chuyển nó, thậm chí là nhảy toán loạn không thể kiểm soát và gần như bạn phải Dim lại.
+ Dùng lisp Cắt Chân Dim, cắt mất luôn liên kết này. Rõ là nó sẽ nhảy lung tung sau khi bạn di chuyển phần vẽ.
- Dùng sai chức năng của biến này, nếu vậy thì bạn đừng dùng nữa mà hay tắt nó đi, trong bảng Option như hình bên trên.

Lời Khuyên cho việc dùng Associative này.
     Nếu bạn có ý định dùng nó hãy tìm hiểu về nó trước đã rồi mới tìm cách dùng hiệu quả, nó có thể tự động biến đổi tỷ lệ Dim trên layout nên việc Dim vô cùng thuận tiện, chỉ cần bạn không chỉnh sửa phần vẽ bên model là ổn.
     Nếu bạn dùng bên model thì nên kết hợp với kiểu Fix chiều dài chân dim để không bao h phải dùng đến lisp cắt Dim nữa, chân dim luôn được liên kết đúng rồi đối tượng Dim và chiều dài chân Dim luôn đảm bảo cho bạn. Kể cả khoảng cách giữa các lớp Dim bên ngoài.
     Lệnh DDA có cứu vãn được tình hình, Lệnh này Gốc là DIMDISASSOCIATE Tức là bỏ đi chức năng liên kết chân Dim, lúc này Dim cảu bạn sẽ như Dim thông thường không dùng tới chức năng Associative nữa.



     Nhưng nếu bạn không tắt chức năng này đi khi thực hiện Dim tiếp thì nó vẫn cữ nhảy Dim khi bạn làm sai thôi, Vậy nếu bạn không dùng nữa thì hay tắt nó đi. Dùng bình thường bên model và dùng Dimlfac bên Layout của bạn.



Hi vọng bạn đã hiểu cách làm, Cùng mình xem video hướng dẫn tường tận cả giải thích dưới đây nhé:








Chúc bạn có thêm một kiến thức hay nữa.
Hãy CHIA SẺ với các bạn khác cần tới nó nhé.


Bình luận Thanks! dưới bài viết để ủng hộ mình nhé!

HÀNG TRĂM VIDEO NÂNG CAO KHẢ NĂNG AUTOCAD CHO BẠN TẠI ĐÂY NHÉ:
https://online.mondp.com/